Da bạn thuộc loại nào?

Da bạn thuộc loại nào?

CÓ THỂ BẠN CẦN?

UDCSD500K

NHẬP MÃ: UDCSD500K

Giảm 500k cho dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu.
KMDV10

NHẬP MÃ: KMDV10

Giảm 10% cho tất cả dịch vụ của Derma Chitta.
KMLTN20

NHẬP MÃ: KMLTN20

Giảm ngay 20% cho khóa học về lây truyền nhiễm.
KHCNC10

NHẬP MÃ: KHCNC10

Giảm 10% cho khóa học thẩm mỹ công nghệ cao.
Da bạn thuộc loại nào?
Có bao nhiêu loại da?
Có 5 loại da, mỗi loại có những đặc điểm riêng. Theo Học viện Da liễu Mỹ, da bình thường rất dễ chăm sóc và ít gặp vấn đề hơn so với các loại da khác.
Da khô thường xuyên thiếu độ ẩm, dễ bong tróc và bị kích ứng.
Da dầu do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, thường xuyên nổi mụn. Bề mặt da bóng, khi chạm vào có cảm giác nhờn, lỗ chân lông lớn.
Da nhạy cảm dễ bị kích ứng, có thể nổi mề đay hoặc nổi mụn khi sử dụng một số sản phẩm. 
Da hỗn hợp nghĩa là có cả da khô và da dầu. Vùng chữ T (mũi, trán và cằm) có thể nhờn trong khi má lại khô và bong tróc.
 
Có thể tự xác định loại da không?
Các loại da có hàm lượng nước và dầu cũng như mức độ nhạy cảm khác nhau. Để tự xác định loại da, hãy rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chạm vào mặt trong vòng một giờ. Sau đó, lấy khăn giấy chấm lên vùng chữ T và quan sát. 
Với da bình thường, khăn giấy không bị nhờn, da không bong tróc hoặc có dấu hiệu kích ứng, mẩn đỏ.
Nếu da dầu, khăn giấy nhờn rõ rệt, da bóng.
Nếu da khô, khăn giấy không nhờn, da bong tróc và có thể nổi những mảng đỏ. Nước da có thể trông xỉn màu.
Với da hỗn hợp, vùng chữ T nhờn, để lại dầu trên khăn giấy, nhưng phần còn lại của khuôn mặt khô và bong tróc.
Da nhạy cảm dễ khô và kích ứng khi chạm vào. 
Nếu bạn chưa chắc chắn thuộc loại da nào, nên đến bác sĩ da liễu để được tư vấn quy trình chăm sóc da phù hợp.
 
Những yếu tố nào quyết định loại da?
Dù chịu ảnh hưởng phần lớn bởi yếu tố di truyền, ngoài ra còn có thể bị tác động bởi các yếu tố khác bao gồm:
Tuổi tác: Khi già đi, làn da mỏng hơn và mất đi độ đàn hồi, trở nên nhạy cảm, dễ khô hơn.
Chăm sóc da: Cách làm sạch da có thể ảnh hưởng đến loại da của bạn. Ví dụ, lau bằng khăn khô sau khi rửa mặt có thể ảnh hưởng đến chức năng rào cản của da, làm da dễ khô hơn.
Thời tiết: Da có xu hướng nhờn hơn vào mùa hè và khô hơn vào mùa đông. Môi trường sống cũng ảnh hưởng. Ví dụ, bật lò sưởi nhiều vào mùa đông có thể khiến da khô hơn.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Da cũng có thể nhạy cảm hơn vì tia UV làm tổn thương, khiến da mỏng và dễ gãy hơn trước.
Bệnh lý: Một số bệnh làm tăng độ nhạy cảm của da như bệnh chàm, vẩy nến có thể làm khô da.
 
Loại da có thể thay đổi không?
Da có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ, những thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì có thể khiến da nhờn, dễ nổi mụn so với trước đó. Thường xuyên sống trong môi trường lạnh, thời tiết khô hanh, da có thể khô hơn.
 
Chăm sóc da khô thế nào?
Mỗi loại da cần có cách chăm sóc khác nhau.
Để làm dịu da khô, tránh tắm nước quá nóng và chỉ tắm trong thời gian ngắn. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm giúp khóa độ ẩm. Rửa bằng sữa rửa mặt dạng kem. Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm khi không khí khô.
Người có làn da dầu nên tránh những thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông, sản phẩm có nhãn không chứa dầu và không gây mụn. Thoa kem dưỡng ẩm vẫn cần thiết ngay cả với da dầu. Nên chuẩn bị sẵn giấy thấm để kiểm soát dầu trong ngày.
Loại da nào cũng đều cần thoa kem chống nắng mỗi ngày, tẩy trang kỹ để loại bỏ lớp trang điểm và tạp chất trên mặt. Tránh chạm tay vào mặt. Kiểm tra da thường xuyên để phát hiện dấu hiệu bất thường như ung thư.
Có thể bạn quan tâm:

CÓ THỂ BẠN CẦN?

UDCSD500K

NHẬP MÃ: UDCSD500K

Giảm 500k cho dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu.
KMDV10

NHẬP MÃ: KMDV10

Giảm 10% cho tất cả dịch vụ của Derma Chitta.
KMLTN20

NHẬP MÃ: KMLTN20

Giảm ngay 20% cho khóa học về lây truyền nhiễm.
KHCNC10

NHẬP MÃ: KHCNC10

Giảm 10% cho khóa học thẩm mỹ công nghệ cao.